Hà Nội ơi, mùa cưới

Hiếu Nhi

Cứ mỗi năm, khi cái se lạnh của tiết trời Hà Nội đã hiển hiện trên đôi má ửng hồng của người thiếu nữ và cái hương nồng nàn của mùi hoa sữa đã về, người ta biết một mùa cưới nữa lại đến.

Mùa cưới không phải mới bắt đầu từ độ thu về, mà với các gia đình “có hỉ” thì phải bắt đầu ngay từ giữa hè, khi mà cái nắng vẫn còn gay gắt và các cô, các cậu vẫn còn nô nức đi tắm biển, vui chơi. Lúc đó các ông bố, bà mẹ đã vạch ra những kế hoạch hết sức hoàn hảo và ra sức chạy đua cho kịp với thời gian đã định trước. Các nhà hàng, khách sạn còn lên dự án từ đầu năm nhằm thu hút khách, giới thiệu những món ăn mới hay những thực đơn mới. Các cửa hàng thời trang váy cưới, các studio cũng đã cất dần tấm biển “đại khuyến mãi” của mùa hè ế ẩm để trưng ra những bộ sưu tập mới nhất, hấp dẫn nhất để thu hút khách hàng.

anhcuoi1

Để có giây phút này, cô dâu chú rể đã chuẩn bị trước cả nửa năm

Có qua sông mới biết sông dài, qua một lần cưới mới biết câu thốt lên của nhiều chú rể là rất chân thật “Không phải đàn ông không thích lấy nhiều vợ, mà chẳng qua một lần lấy vợ là hết sạch cả sức lực rồi nên không dám tơ tưởng nhiều hơn” .

Cái quá trình đi từ lúc chàng trai ngỏ lời cầu hôn đến lúc đám cưới tưng bừng là cả một khoảng thời gian dài. Nhưng việc đầu tiên bất kỳ một đôi uyên ương nào phải làm để chuẩn bị cho đám cưới đó chính là việc đi xem ngày. Có trăm nghìn chuyện ‘ái ố hỉ nộ..” đã xảy ra từ việc đầu tiên này. Với những gia đình không quá tin vào những truyện bói toán trời ơi đất hỡi này thì việc đơn giản nhất là giở quyển lịch vạn sự ra, tìm những ngày nào gia đình thấy phù hợp với ý nguyện của hai bên, không phạm vào ngày giờ xấu của lịch là có thể tiến hành các bước tiếp theo. Còn với những gia đình kỹ tính, việc xem ngày giờ là “cực kỳ quan trọng” bởi hạnh phúc của một đời người, có khi là cả một dòng họ phụ thuộc rất nhiều vào giờ tốt, hay xấu, vào cung đẹp hay không. Chính vì vậy, mùa cưới đến cũng là mùa các thầy bói phát tài và nhiều nhà chùa phát lộc.

Vào thứ bảy chủ nhật, chùa Quán sứ, Chùa Quán Thánh, phủ Tây Hồ… luôn nhộn nhịp các cặp trai thanh nữ tú , các cô gái đi cùng bà mẹ hay các ông bà, tới để nhờ các thầy nhà chùa xem ngày hộ. Nếu như ở nhà chùa, các thầy chỉ xem ngày, giờ tốt cho phù hợp với tuổi của cô gái mà thường không nói đến việc xung khắc tuổi của cô dâu và chú rể hay của cô dâu hoặc chú rể với gia đình nhà chồng, nhà vợ tương lai theo như đúng tinh thần của nhà Phật thì các thầy bói sẽ xem tỉ mỉ đến tuổi từng thành viên trong mỗi gia đình.

Nhiều gia đình đã “tá hỏa” lên khi nghe thầy bói phán rằng, cậu con trai độc nhất có thể “chết đắc kỳ tử” nếu cưới cô gái tuổi này, hay “gia đình sẽ lụn bại, bố mẹ sẽ không thọ ” nếu có cô gái này về làm dâu hay chàng trai này về làm rể…Nhiều đôi trai gái qua bao khó khăn mới đến được với nhau, đi đến quyết định đám cưới thì bị ngăn cản quyết liệt bởi các bậc cha mẹ ngay sau ngày đến nhà thầy xem đám bói. Rồi lại đến chuyện nhà trai xem 1 ngày đẹp, nhà gái xem 1 ngày đẹp, .. hai gia đình không thống nhất được với nhau, dẫn đến giận dỗi, không muốn nhìn lại mặt nhau nữa, khiến cho con cái đứng ngồi không yên, nước mắt ngắn, nước mắt dài… Gia đình chị Hương, ở Cầu Giấy còn khổ sở hơn khi nghe Thầy H. Xuân Đỉnh phán rằng “số cô là số 2 chồng, nếu muốn ăn đời ở kiếp với người chồng này thì cần phải làm một đám cưới giả trước, nếu không chồng cô không sống được với cô đâu”.

Yên ổn qua được vấn đề xem ngày giờ rồi đến đám hỏi. Một đám hỏi bây giờ ít nhất cũng phải 5 mâm quả, cao hơn nữa là 7 hoặc 9 mâm quả bao gồm: trầu cau, rượu, thuốc, chè, bánh cốm, bánh xu xuê (hoặc bánh đậu xanh), hoa quả 9 loại,.. Có một điều thuận lợi là hiện nay đã có dịch vụ Ăn hỏi trọn gói, nghĩa là gia chủ chỉ cần đặt tiền, các cửa hàng ở phố Hàng Than, hàng Điếu,.. sẽ sắp xếp đầy đủ các mâm quả, và nếu cần cho thuê cả người bưng quả, dịch vụ này có giá từ 2 triệu đồng trở lên. Dịch vụ này rất tiện lợi với những gia đình neo người, không có người quán xuyến và có kinh tế khá giả. Còn với các gia đình có đội ngũ giúp việc đông đảo thì tự động cắt cử mọi người đi mua đồ cho phù hợp với ý mình.

xichlocuoi

Tuy nhiên điều quan trọng lại là cuộc nói chuyện giữa “nhà trai và nhà gái” để trong lễ dạm ngõ để tiến tới được đám ăn hỏi. Nếu như nhiều gia đình hiện nay chỉ dùng câu nói “tùy ý nhà trai, đẹp lòng nhà trai cũng là vừa lòng nhà gái rồi” khi được nhà trai hỏi “lễ ăn hỏi, nhà gái yêu cầu những gì”, thì có gia đình rất rõ ràng trong việc “thách cưới”. Anh Long, một cán bộ quân đội đang công tác tại Thanh Hóa, đã tái cả mặt khi nghe nhà gái ở Quảng Bá, phán rằng “lễ ăn hỏi cần 2 buồng cau, mỗi buồng 200 quả, 200 bánh cốm, 200 bánh xu xuê, 200 bánh đậu xanh, rượu ngoại 5 chai, thuốc ngoại 5 cây, hạt sen, chè mỗi thứ 10 cân,…. 02 phong bì lễ gia tiên mỗi phong bì 500.000 VNĐ, và 1 phong bì lớn 5.000.000 VNĐ”, tổng cộng tất cả là 7 quả và 1 lẵng hoa quả gồm 9 loại quả… Lúc về nhà, cả họ nhà trai thẫn thờ bởi lẽ không biết làm thế nào để lo đủ được đám ăn hỏi như vậy. Tất nhiên sau đó, cô gái cũng bí mật sang trợ giúp cho nhưng điều đọng lại trong lòng của nhiều người họ hàng bên nhà trai sau lễ dạm ngõ là “sự quá quắt, không thông cảm của nhà gái”.

Rồi cũng đến đám cưới. Vào thời điểm này, ông chủ, bà chủ nhà hàng, khách sạn lớn nào chắc hẳn cũng phải đôi lần lấy làm luyến tiếc vì trong năm đã không đầu tư xây thêm phòng, mở rộng thêm diện tích các khu phục vụ đám cưới. Với những địa điểm như khách sạn Kim Liên, khách sạn Bảo Sơn, nhà hàng Vườn Điện Ảnh, Tre Việt, Queen Bee, Trúc Bạch, Thắng lợi,… cuốn sổ ghi khách đặt phòng đã kín chỗ cách đây từ 2 tháng. Đặc biệt, vào những ngày đẹp, tại những địa điểm đẹp thì nhiều người cẩn thận đã đến đặt chỗ trước từ nửa năm. Năm nay, giá tại các khách sạn lớn như khách sạn Daewoo, Hilton, Sofitel Plaza ,.. không tăng so với năm ngoài, mức giá thấp nhất từ 150.000 VNĐ trở lên, chưa có đồ uống. Nói chung, các khách sạn lớn này chỉ phù hợp với những gia đình khá giả, giàu có với lượng khách chọn lọc còn các gia đình khác thường chọn mức giá trung bình cho 1 xuất ăn là dưới 100.000 VNĐ tại các khách sạn, nhà hàng nhỏ hơn. Nhiều gia đình đã tổ chức tiệc cưới chung cho cả hai nhà tại cùng một địa điểm và cùng thời gian, giúp cô dâu chú rể đỡ vất vả hơn và đám cưới cũng đông đúc, vui hơn. Nhưng khi gia đình nhà trai, nhà gái không được “môn đăng hộ đối” hay bất đồng quan điểm hay do khoảng cách địa lý hoặc đơn giản hơn là không thuê được địa điểm đủ rộng cho cả hai gia đình thì việc cô dâu chú rể “bợt mặt” lo tiếp khách 2 –3 ngày liền tại 2-3 địa điểm là điều hoàn toàn dễ hiều. Có đám cưới xuyên Việt như: nhà gái tổ chức ở Lào cai, cô dâu làm việc ở Hà nội, gia đình chú rể ở Huế, chú rể làm việc tại TPHCM, xong đám cưới kéo dài gần tháng trời này, cô dâu sụt hơn 5 cân.

anhcuoi2

Cho dù các ông bố, bà mẹ còn phải bàn cãi với nhau nhiều đến đâu đi chăng nữa về ngày lành, tháng tốt, về địa điểm tổ chức và địa điểm đám cưới thì mối quan tâm hàng đầu của các cô dâu lại là bộ váy cưới và những tấm ảnh chụp. Nói gì đi nữa thì cô dâu, chú rể mới là nhân vật chính của đám cưới. Chính vì vậy, cô gái nào dù chưa lấy chồng cũng rất háo hức được xem ảnh cưới của những người đi trước, để ngay từ lúc đó đã bàn luận để rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Thời điểm này thì các cô bạn đồng nghiệp, cô bạn gái thân, chị em gái trở thành những trợ thủ đắc lực của cô dâu.

Họ có thể cùng trốn việc để lang thang khắp các hiệu váy cưới, các tiệm chụp ảnh nhằm lựa chọn cho mình, cho bạn mình những bộ váy cưới ưng ý nhất. Áo cưới năm nay đã có sự phá cách, không giống với những năm trước, trông đơn giản, lịch sự, dáng vẻ hiện đại, trẻ trung và toát lên vẻ quý phái, sang trọng hơn. Mặc dù nhiều người đã chọn hình thức may váy cưới vì giá của một chiếc váy cưới may cũng chỉ từ 1,5 triệu trở lên (tương đương với tiền thuê một chiếc áo đẹp) nhưng các cô dâu vẫn thích đi thuê do tâm lý “áo cưới chỉ mặc 1 lần, may thì chỉ để chật tủ thôi”.. Giá thuê áo cưới dao động từ 900.000 – 2 triệu đồng/bộ/lần. Với những bộ mới, đặc biệt giá thuê có thể lên tới 3 – 5 triệu đồng/bộ. Tuy nhiên chỉ váy đẹp không đủ mà còn phải có nghệ thuật trang điểm. Nhiều cô dâu thuê váy cưới tại Xính, tại Hồng Kông, tại Thu Hương, Quỳnh Anh, Xinh Xinh, Thanh Hằng,.. được khuyến mại trang điểm nhưng đã sẵn lòng bỏ thêm 300.000 VNĐ – 1, 5 triệu đồng để thuê một chuyên gia trang điểm về tận nhà để trang điểm hôm cưới. Với nhiều cô dâu “váy cưới nào cũng đẹp, điều nổi bật phải là trang điểm đẹp” vì vậy họ không hề cảm thấy tiếc tiền cho những dịch vụ như vậy.

Bên cạnh đó, các cô dâu chú rể cũng không tiếc tiền để lưu lại những khoảng khắc đẹp nhất trong đời người tại các studio. Năm nay, các album ảnh đám cưới làm rất đẹp, rất cầu kỳ và giá cũng không hề rẻ. Một bộ album ảnh đẹp khoảng 50 ảnh có giá từ 2,5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (tùy thuộc vào sự nổi tiếng của nhiếp ảnh gia). Trong khi đó, chụp 1 tấm ảnh nghệ thuật thông thường chỉ khoảng 20.000- 25.000 VNĐ.

Mới chỉ sơ qua một vài dịch vụ “nổi bật” trong quá trình cưới hỏi đã thấy rằng đám cưới của người Hà thành không hề đơn giản, đó là còn rất nhiều dịch vu chưa kể hết ra được như dịch vụ cho thuê phông bạt, thuê xe, quay phim, chụp ảnh tại đám cưới, dịch vụ thẩnm mỹ viện, hoa cưới,…. Và còn trăm thứ cô dâu chú rể phải chuẩn bị như: nhẫn cưới, chăn ga gối đệm, đồ gỗ, đồ điện tử, đồ gia dụng,.

Cứ mỗi mùa cưới đến, người Hà nội lại lao xao, người cưới, người đi dự đám cưới. Có người nào đó chợt vu vơ nghĩ về đám cưới tiết kiệm một thời được tuyên truyền rộng rãi giờ đang đi vào quên lãng rồi chợt chép miệng “trưa nay, 2 đám cưới, chạy xô kiểu nào đây?”..

(HNM)

Chết không phải tại số

Cả Chiêm

Ra đường nhiều người chẳng chú ý đến luật giao thông, đi lại tự do như trong sân nhà mình, rồi tai nạn xảy ra, chết người thì bảo chặc lưỡi “số nó vậy”.

Hà Nội ngày 23/9/2009

Gửi mẹ cái Mùa.

Cả đêm qua tôi không ngủ được mẹ nó à. Buổi sáng chạy một cuốc xe về Thường Tín trong cơn mưa, gặp phải vụ tai nạn giao thông kinh hãi, về đến nhà mà người vẫn run như phải cảm.

Sáng qua, tôi đang lao như điên qua cơn mưa trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thì gặp đám tắc đường. Biết ngay là tai nạn, nhưng không thể nghĩ rằng lại kinh hãi đến thế. Lách mãi qua đám đông, đến đoạn gầm cầu vượt Thường Tín thì chỉ thấy một đám tan hoang. Những chiếc xe máy gãy vụn trên đường, một chiếc xe khách rúm đít, một cái xe tải bẹp đầu, người bị nạn đã được chuyển đi, nhưng vẫn có thể thấy những vệt máu hoà nước mưa loang đỏ cả đường.

Những người chứng kiến sự việc có kể rằng do cơn mưa lớn quá, nhiều người không thể đi được nên dừng cả dưới gầm cầu vượt để tránh mưa, tạo thành một đám đông tràn hết cả một làn xe. Cơn mưa mù mịt khiến một anh tài xế xe tải không kịp phát hiện đám đông nên vẫn duy trì tốc độ cao lao tới. Gần tới nơi anh ta mới phát hiện đám đông trên đường, dù cố sức đạp phanh nhưng chiếc xe quá nặng, lại đi với tốc độ cao nên vẫn không thể nào dừng được, và tai nạn thương tâm xảy ra.

Đường sá ngày càng hiện đại, nhưng ý thức tham gia giao thông của con người không theo kịp. (Ảnh: muctim)

Viết thư cho mẹ nó mà tôi lại kể câu chuyện thương tâm này thực cũng chẳng hay! Nhưng, cả ngày hôm qua tôi cứ ám ảnh mãi không thôi về sự việc nên chẳng thể nghĩ đến điều gì khác. Tại sao cái chết lại xảy đến một cách kỳ lạ như vậy chứ? Tại sao người lái xe tải lại phóng nhanh như thế khi mà tầm nhìn bị cản trở? Tại sao người ta lại có thể dừng xe một cách tuỳ tiện trên đường cao tốc để trú mưa mà không sợ nguy hiểm? Chẳng thể trả lời những câu hỏi như vậy, tôi chỉ có thể quy cho tại số phận không may mắn của những nạn nhân

.Nhưng, bác giáo Bình thì nhất định không nghĩ thế. Bác ấy bảo: “Ý thức tạo nên số phận, lẽ ra một vụ tai nạn như vậy sẽ không thể xảy ra”. Bác giáo Bình phân tích rằng, gầm cầu vượt dứt khoát không phải chỗ để trú mưa, và về lý thì không thể dừng đỗ tuỳ tiện trên làn đường dành cho xe cơ giới. Tôi cãi lại: “Thế thì người ta gặp mưa trên đường cao tốc, ngoài gầm cầu vượt còn biết trú ở đâu? Ngoài cái lý còn phải nghĩ đến tình huống chứ, các cụ ta chả bảo: “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình” sao?”. Bác giáo Bình nghe vậy thì gật gù: “Ngày xưa câu đó đúng, nhưng bây giờ thì tốc độ sống nhanh hơn, nếu cứ vị tình thì làm sao mà quản lý xã hội được.

Vụ tai nạn sáng qua cũng là vì chúng ta cứ tuỳ tiện mà không tôn trọng những quy tắc để tham gia giao thông” – Tôi cãi, đó là chuyện không may, do nguyên nhân thời tiết! – Bác giáo không đồng tình: “Ai cũng nghĩ như chú, cũng tuỳ tiện như vậy thì tai nạn giao thông làm sao mà giảm bớt được! Đường sá ngày càng hiện đại, nhưng ý thức tham gia giao thông của con người không theo kịp, vẫn mang tư duy đi đường làng thì sẽ tiếp tục có những vụ tai nạn thương tâm như vậy!”.

Tôi nghe ý đó, thấy không cãi được, nhưng cũng có phần tự ái khi đụng đến phần nhà quê trong mình, bực ghê cơ! Mẹ nó mà nghĩ ra điều gì phản bác lại luận điểm trên của bác giáo thì biên thư cho tôi nhé!./.

Cả Chiêm (báo TNVN)

haiz21