Cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á ngập rác sau nghỉ lễ

Gia Bảo – Tiến Thùy
Theo VnExpress

Trong đợt nghỉ lễ 30/4, lượng khách tham quan cầu Cần Thơ tăng gấp 3-4 lần bình thường. Nhiều người cắm trại trên cầu để chụp hình, ăn uống, dẫn đến ùn tắc và để lại rác thải chất đống.

Sáng nay, rác khắp đường dẫn lên đến trên cầu.
Rác chất đống bên thành cầu.
Tận dụng cả ô gờ của mặt cầu để làm hố chứa rác.
Người bán hàng này vẫn vô tư bóc vỏ ngô xả xuống đất.
Chỉ trong một tiếng, cụ bà Nguyễn Thị Lượm, 62 tuổi đã nhặt được một túi nilon chai nước suối được khách vứt trên cầu.
Khách dừng lại ngắm cảnh và tranh thủ chụp ảnh, khiến giao thông lộn xộn.

Cơm bụi: Nhìn từ mặt bàn đến gầm bàn

Tác giả: Thảo Dân

Theo Tuanvietnam

Cứ ngỡ chuyện về cơm bụi thì chẳng có gì mà nói, mà bàn. Ấy thế mà lại có chuyện. Có ai nghĩ rằng từ chuyện cơm bụi ngày ngày người ta lại nhìn ra cái ngàn năm không nhỉ?

Cái nhìn về cơm bụi hay nói chính xác là từ cơm bụi nhìn ra văn hóa sống của người Việt Nam ta không phải là cái nhìn của tôi. Mà tôi chỉ nhìn thấy một điều gì đó từ cái nhìn của một người khác.

Đó là cái nhìn của một nghiên cứu sinh người Anh ở Hà Nội. Trong thời gian sống ở Việt Nam, người đàn ông Anh quốc này đã có được một bộ sưu tập ảnh do anh ấy chụp về cơm bụi.

Thường thì chúng ta chụp cơm bụi sẽ chụp toàn cảnh. Hoặc chụp từ mặt bàn trở lên chứ mấy ai chụp gầm bàn ăn. Gầm bàn ăn thì có gì mà chụp cơ chứ. Nhưng anh đã chụp trong mỗi bức ảnh của mình cả mặt bàn và gầm bàn. Vậy tôi đã thấy gì từ những bức ảnh đó?

Trên mặt bàn: Những gì tôi thấy trong bức ảnh thì mặt bàn quả là phong phú. Phóng phú thứ nhất là gương mặt những người ăn cơm bụi. Chủ yếu là trai thanh gái tú và các công chức đi làm không về nhà buổi trưa. Những công chức này bao gồm từ những nhân viên xã hội đến các trí thức. Nghĩa là đủ cả. Phong phú thứ hai là thực phẩm trên bàn bao gồm các loại đồ uống từ trà đá đến đồ uống cao cấp. Rồi đến các loại món ăn từ rau lang xào tỏi cho đến chim quay, lợn rán rồi cá chép, bò xào..

Nhìn những thứ ấy trên bàn, ai cũng phải cúi đầu thừa nhận đời sống của người Việt nam đã được ải thiện với một tốc độ rất nhanh, kinh tế đang phát triển. Và những người ngồi ăn cơm bụi thường nói về cuộc sống vô cùng thiếu thốn cách đây chừng 15 hay 20 năm. Có những món ăn, đồ uống chỉ cách đây mươi năm họ có muốn ăn trong mơ thôi thì cũng không có. Bây giờ chỉ cần bước mấy bước ra khỏi công sở là ngập tràn cao lương mỹ vị.

Đến đây, có bạn đọc sẽ hỏi; kể những chuyện ăn uống như tôi thì để làm gì? Ai mà chẳng biết. Vâng xin quý vị cùng tôi đi “thăm quan” gầm bàn để xem có gì nhé.

Dưới gầm bàn : Tất nhiên dưới gầm bàn thì có những đôi chân. Nghe có vẻ ngớ ngẩn quá nhỉ. Những đôi chân được xỏ trong những đôi giày, đôi dép không ít tiền và đánh xi bóng loáng. Kể thế cũng vẫn chẳng có ý nghĩa gì. Ai bây giờ mà không đi giày hay dép.

Đúng thế. Nhưng có những gì xunh quanh những đôi chân giày dép ấy. Tất nhiên dưới đế giày dép là sàn nhà lát ghạch hoa rất đẹp. Còn xunh quanh thì ngập tràn những thứ mà nếu ta chỉ chụp ảnh gầm bàn thôi người xem sẽ nghĩ ngay đến những những đôi giày, dép là của những người đang phải đi qua một bãi rác thải khổng lồ.

Một bãi rác với xương gia súc, xương cá, mẩu thuốc, tăm gãy hay tăm tõe đầu vì đã xỉa, cuống rau sống, thịt nhai dở, da gà da vịt… và bạt ngàn giấy ăn. Chỉ riêng giấy ăn được nhuộm màu vô cùng sặc sỡ. Giấy ăn của người ăn tiết canh thì thấm màu đỏ vì lâu miệng, giấy ăn của người ăn món giả cầy thì màu vàng bởi nghệ, giấy ăn của người ăn thịt chó thì màu nâu đen, giấy ăn của người khạc nhổ thì màu nhờn nhợt…

Có lần tôi chở con gái tôi trên xe máy, cháu chợt hỏi: Bố ơi, tại sao bác kia lại lót giấy ở đế giày? Tôi nhìn thì thấy một người phóng xe máy phía trước và dưới đế giày của anh ta phấp phới giấy ăn. Đó là giấy ăn mà anh ta kéo theo từ dưới gầm bàn trong quán cơm bụi. Mảnh giấy ăn có màu ấy sẽ theo anh ta đến đâu? Đến công sở? Đến nhà trường? Đến nhà hát nữa chăng?

Khi nhìn thấy đầy đủ mặt bàn và gầm bàn, chúng ta thấy ngay một điều là: đời sống vật chất được biểu hiện trên mặt bàn. Còn đời sống văn hóa được biểu hiện dưới gầm bàn. Hay nói vòng vo thêm là  kinh tế nước ta đang phát triển còn văn hóa thì đang tụt lùi. Sự thật có đúng như thế không, thưa các quí vị???

Câu chuyện cuối tuần của tôi chỉ như thế. Xin chúc quí vị một  “cuối tuần” vui vẻ.

Tàn sát thiên nhiên nhân danh hủ tục

Đào Tuấn

Viết về vua Lý Nhân Tông, Đại việt sử ký toàn thư chép lại những việc lớn trong đạo trị quốc của vị vua, được các sử gia sau này đánh giá là minh quân, là một quân vương mẫn tiệp, bậc thần võ sáng suốt: Năm Ất Mão, 1075, nhà vua mở khoa thi tam trường còn gọi là Minh kinh bác học  để chọn người tài làm quan. Năm Bính Thìn, lập Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên ở Đại Việt. Trong 56 năm trị quốc, nhà vua đã hai lần xuống chiếu cấm mổ trâu: “Kẻ nào mổ trộm trâu thì phạt 80 trượng, đồ làm khao giáp, vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ và bồi thường trâu; láng giềng biết mà không tố cáo, phạt 80 trượng”. Lý Nhân Tông là người đầu tiên khởi xướng việc đắp đê phòng lũ mà đoạn đê Cơ Xá còn đến ngày nay. Và, năm 1722, nhà vua xuống chiếu cấm dân chúng mùa xuân không được chặt cây. Dù còn nhiều ý kiến, rằng việc bảo vệ cây xanh có lẽ xuất phát từ sự hâm mộ Phật pháp của nhà vua, song dường như khi đưa chi tiết này vào sử sách, các sử gia đã nhận thấy Ngài là vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái vì sự sống còn của con người, nhất là đối với cư dân làm nông nghiệp. Đây cũng là lần đầu tiên, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên được đưa vào luật để trăm quan và dân chúng cùng phải tuân theo.

Việc bảo vệ thiên nhiên, dường như từ bấy giờ đã được đánh giá quan trọng không thua kém gì việc dạy dân làm nông, đánh cá, mở trường dạy học.

Theo phong tục cổ truyền, người Việt có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề , cành si … là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật nhân năm mới. Lộc xuân hái từ những cây thuộc bộ tứ linh đa, sung, xanh, si, theo quan niệm xưa, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp.

Nhưng từ nhiều năm nay, việc hái lộc mà thực chất là bẻ lộc, là tàn sát thiên nhiên, đã nghiêm trọng đến mức cái ý nghĩa phong tục đã biến mất, nhường chỗ cho hai chữ hủ tục gây bức xúc trong xã hội.

Đêm 30 tết Canh Dần, người dân ở Đồng Hới, Quảng Bình đã bằng mọi giá “tàn phá” cây xanh trước các trụ sở ngân hàng, kho bạc dù dưới gốc cây có… công an đứng gác. Ở Hà Nội, các tuyến phố thuộc Quận Cầu Giấy, Tây Hồ trở nên xơ xác vì chuyện hái lộc sau đêm 30, đặc biệt tại các khu vực gần chùa chiền. Không chỉ đa, sân, si, người ta “hái” bất cứ cành gì, của bất cứ loại cây gì. Không chỉ bẻ bằng tay, người ta còn mang dao ra để chặt. Có người nói: Sự chặt phá và chiếc dao là biểu tượng của sự chết chóc, của sát khí, của sự tàn hại… khiến cho cây cối của mùa xuân vốn là biểu tượng của sự sống bị sứt sẹo, què cụt, vì một chữ “lộc”. Không lẽ cứ mỗi dịp tết đến xuân về, mỗi một cây xanh sẽ lại phải lăm lăm hai, ba công an để ngăn chặn chuyện tàn sát cây nhân danh hủ tục “hái lộc”?

Vào giao thừa năm Mậu Tý, tại Hồ Hoàn Kiếm- Hà Nội, hơn 30 nhân viên của Viettel đã triển khai thực hiện chương trình “Vui lộc đầu xuân” với 10 ngàn “Lộc may mắn” là những câu đối Tết có gắn búp bê cầu may cho người dân đi chơi giao thừa. Đây là một sáng kiến rất hay nhằm giảm bớt tình trạng bẻ cành, tàn phá cây cổ thụ xung quanh hồ Gươm. Rồi thì tại hầu hết các chùa, đều có bán các loại cây “lộc” đầu năm như mía, cây sống đời. Nhiều ngôi chùa nổi tiếng như Chùa Hà, thậm chí tiến hành phát lộc cho những người đi lễ đầu năm. Nhưng tất cả những việc làm đó không ngăn được sự tàn phá của hủ tục hái lộc.

Cách đây chưa lâu, khi những đoạn video clip quay cảnh những người đi Lễ hội Hoa Anh Đào tại Hà Nội xúm vào vặt trụi ba cây Anh Đào xinh đẹp được kỳ công mang từ đất nước mặt trời mọc sang khi lễ hội còn chưa bế mạc, những người tự trọng đã đỏ mặt vì xấu hổ.

Gần đây nhất, tại Lễ hội Hoa Hà Nội, ngay dưới chân tượng vua Lý Công Uẩn, người ta, với đủ cả nam phụ lão ấu đã tranh cướp, tàn phá trong nhốn nháo và hỗn loạn đến mức những người nước ngoài được chứng kiến đã phải lắc đầu mà than rằng: “Crazy”

Những cành cây xanh, những bông hoa được những người bẻ, người cướp coi là lộc để lấy may dù bẻ cây, cướp hoa không phải là một phong tục tốt đẹp, không phải là một nét đẹp văn hóa. Đó là điều đáng hổ thẹn. Bởi việc tàn sát thiên nhiên để lấy lộc cho riêng mình nhiều khi cũng dã man cũng như tục dâng hiến sinh linh từng mông muội một thời. Và, không thể biện minh cho hành vi thiếu văn hóa và tàn phá thiên nhiên bằng bất cứ lý do gì, dù đó là tục lệ.

Bây giờ mới bắt đầu tháng hành hương của năm du lịch 2010 với dày đặc các lễ hội, các sự kiện văn hóa. Liệu những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi, những di tích mà mỗi cành cây ngọn cỏ đều in dấu của lịch sử sẽ ra sao nếu như thiếu vắng màu xanh chỉ vì nạn “hái lộc”? Có còn lễ hội, còn văn hóa, còn lịch sử nếu hủ tục này tiếp tục được duy trì và dung dưỡng bằng sự thiếu ý thức văn hóa nhân danh tục lệ?

Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Đã có rất nhiều ý kiến cho rằng: “Hái lộc đầu xuân” là một trong những hủ tục không nên duy trì. Vì sao chúng ta không khai xuân mới bằng cách duy trì phong tục tốt đẹp là trồng cây thay cho sự tàn sát, chặt phá cây xanh mà từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất vua Lý Nhân Tông đã coi đó là hành vi phá hoại được đưa vào luật để cấm triệt để?


Và sau giao thừa là…rác

Nô nức chung vui đón giao thừa, thế nhưng sau giao thừa, rác tràn ngập ở khu vực Hồ Gươm- trung tâm của Thủ đô Hà Nội

Sau giao thừa, xung quanh hồ Gươm đã biến thành một bãi rác khổng lồ. Giấy báo, áo mưa, vỏ lon…được để “quên” một cách không thương tiếc.

Sau màn pháo hoa, mọi người ra về để lại toàn là... rác

Sau màn pháo hoa, mọi người ra về để lại toàn là... rác

Rác ở khắp mọi nơi

Rác ở khắp mọi nơi...

...dưới hồ

...dưới hồ

... và cả trên vỉa hè

... và cả trên vỉa hè

...trên thảm cỏ

...trên thảm cỏ

... dưới nước

... dưới nước

Trên ghế đá...

Trên ghế đá...

Thùng rác có ở khắp mọi nơi nhưng đều... trống rỗng

Thùng rác có ở khắp mọi nơi nhưng đều... trống rỗng

Những người lao công phải vất vả ngay trong đêm để thu dọn khối lượng rác khổng lồ

Những người lao công phải vất vả ngay trong đêm để thu dọn khối lượng rác khổng lồ

Biết đến bao giờ mọi người mới có ý thức hơn để niềm vui đêm giao thừa được trọn vẹn…

  • Quang Trung (Theo VOVNEWS.VN)

Những hình ảnh không đẹp ở nơi văn hiến

Quang cảnh Văn Miếu những ngày này không gợi nên một truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo mà thật xô bồ, hỗn độn, bởi nhiều hành vi thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng chốn thâm nghiêm

Nước ta vốn có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
Dân ta có thói quen đi lễ đền, chùa đầu năm, ấy là một tập quán đẹp.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong những ngày đầu xuân luôn đông nghịt người. Nơi đây là cửa thánh hiền, là ngôi đền thờ chữ. Những người đi Văn Miếu thường cầu may mắn về đường học hành, thi cử, cầu hoạn lộ công danh.

Những năm gần đây Văn Miếu luôn quá tải người viếng thăm trong các dịp Tết hay dịp thi đại học. Người ta quan tâm tới học hành thi cử nhiều hơn, nên “lễ nghĩa”, cầu cúng cũng nhiều hơn. Quang cảnh Văn Miếu những ngày này không gợi nên một truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo mà thật xô bồ, hỗn độn, bởi nhiều hành vi thiếu văn hóa, thiếu sự tôn trọng cần có ở chốn thâm nghiêm, và thậm chí còn xâm hại di tích.

Những hình ảnh dưới đây do phóng viên VOVNews ghi lại chiều mồng 3 Tết Canh Dần tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Đông nghịt người tới Văn Miếu trong những ngày đầu năm. Ngay ngoài cổng là hàng rong vây kín.

Dòng người đi vào trong không ngớt. Chen chúc nhau trước dãy nhà bia để… sờ đầu rùa lấy may mắn. Không biết bao giờ mới chấm dứt được tình trạng xâm hại di tích như thế này???

Ban quản lý đã lập một hàng rào xích sắt quanh dãy nhà bia. Nhưng hàng rào này quá yếu trước sự “nhiệt tình” của những người “hiếu học”!

Người ta chen nhau mua chữ cầu may. Mua- bán như ở chợ vì chữ được viết sẵn, treo sẵn để bán!

Hàng ăn uống nhếch nhác ngay bên của thánh hiền, rác xả ra bên cạnh.

Bái đường Đại Thành Điện là một cái chợ bán chữ, và bán đủ thứ…

Chen nhau khấn vái trong Đại Thành Điện – nơi thờ Khổng Tử và các học trò. Trong tay là tiền may mắn hay tiền công đức ???

Đặt tiền lẻ bừa bộn trên ban thờ…

Cài cả vào gốc cây…

thả lên mái Nhà Thái học…

Hình ảnh cuối cùng này…

… không cần kèm theo lời chú thích hay bình luận.

Nhưng đã đến lúc phải gióng lên một tiếng trống báo động về sự biến tướng truyền thống tốt đẹp của dân tộc; báo động về sự xâm hại giá trị vật thể và cả phi vật thể ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám./.

  • Hà Thành ( Theo VOVNEWS.VN)