Cám ơn Choi, chúng tôi cũng đang tự thấy xấu hổ!

Xin chào tất cả các bạn! Tôi là người Hàn Quốc. Năm 2001, lần đầu tiên tôi đặt chân đến VN. Suốt từ đó đến nay tôi đã sống rất thường xuyên tại TP.HCM và Hà Nội. Tôi và những người bạn của tôi đến từ Hàn Quốc đều có chung nhận xét: giao thông tại Hà Nội lộn xộn hơn TP.HCM.

Đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm và lạng qua làn ôtô. Ảnh chụp tại đường Đinh Tiên Hoàng, gần hồ Gươm, Hà Nội - Ảnh: Q.Hiếu

Ở bất kỳ ngã ba, ngã tư nào, bất kể giờ tan tầm hay thưa vắng, bạn sẽ không bao giờ biết được chiếc ôtô ở phía trước đang đi ở làn đường nào. Bạn đừng vội nghĩ là làn đường bên trong khi bạn thấy nó ở bên trong, ngay khi bạn chưa kịp suy nghĩ xong nó đã ở một làn đường khác. Bạn cũng đừng vội đếm xem tuyến đường bạn đang đi có mấy làn, vì số vạch vôi trên đường (nếu có) không bao giờ trùng với số làn xe đang lưu thông. Và đương nhiên bạn không thể đếm được có mấy làn xe lưu thông. Chuyện này là bất khả thi vì số lượng làn xe thay đổi liên tục.

Tôi đã rất nhiều lần cảm thấy xấu hổ với đối tác mỗi lần tôi đưa họ đi tham quan (xấu hổ vì khi mời họ đến đây đầu tư, ký kết hợp đồng, tôi đã đặt mình vào vị trí chủ nhà). Chỉ cần nhìn dòng xe dừng trước đèn đỏ khoảng năm chiếc ôtô, bạn sẽ thấy chiếc thứ năm ngay lập tức lấn vào bên trong làn xe máy. Chiếc ôtô thứ năm đó có thể là chiếc taxi nhỏ xíu, có thể là chiếc Audi sang trọng, cũng có thể là một chiếc xe chuyên dùng lấy rác to vật vã.

Lại nữa, mỗi sáng hãy đến những quán cà phê to ở Hà Nội mà xem, ôtô đỗ thành hai ba hàng ngay dưới lòng đường.

Và cũng rất nhiều lần những chiếc xe máy chạy xoẹt xoẹt hết làn này đến làn kia, xe máy sang đường ôtô là chuyện bình thường. Những hình ảnh thường thấy là: đèn đỏ còn vài giây ta cứ chạy đi, đỗ làm gì, ra đến giữa đường thì nó cũng xanh thôi; hoặc khi bạn nghe tiếng còi giục inh ỏi phía sau, không cần nhìn bạn cũng biết sắp hết đèn đỏ.

Ở đất nước chúng tôi và các nước khác mà tôi biết, bấm còi là biểu hiện của sự bực mình, để nhắc những người không tuân theo luật giao thông phải chú ý. Vì vậy, tôi không hiểu tại sao ở VN khi đi bình thường trên đường lại cứ phải nghe tiếng còi inh ỏi?

Cũng rất thường thấy những chiếc xe từ phía sau chen lên để dừng đèn đỏ ở sát bên phải hoặc sát bên trái, sau khi đèn xanh hoặc “sắp xanh” bật lên thì ngay lập tức giành đường chạy về phía bên ngược lại, bất kể người phía sau đang đi thẳng. Xe có thể được dừng lại ở bất kỳ vị trí nào trên đường để nói chuyện, tìm nhà hoặc nghe điện thoại.

Tôi cũng tự hỏi vậy các anh cảnh sát giao thông ở đâu mà giao thông loạn thế? Xin thưa, tôi thấy người dân tham gia giao thông nếu có vi phạm cũng không sợ cảnh sát vì lực lượng cảnh sát quá mỏng, đi vài ngã tư mới thấy bóng một anh đơn độc, lâu lâu mới thấy một anh có môtô.

Thỉnh thoảng, tôi nhìn các anh mà rất tội: xông ra giữa đường để ngăn chặn một người lái xe có dấu hiệu vi phạm, nhưng người này sau khi quan sát thấy anh không có môtô thì lách qua anh, mỉm cười chạy tiếp, bỏ lại anh cảnh sát giao thông tẽn tò trước cái nhìn ái ngại của người đi đường.

Thú thật, tôi yêu đất nước này và đã chọn VN là quê hương thứ hai của mình. Tôi hi vọng mọi người có tâm huyết với sự phát triển đất nước hãy góp ý cùng tôi để xây dựng đất nước của “chúng ta” từ những viên gạch văn hóa nhỏ nhất. Chúng ta hãy phát động thực hiện văn hóa giao thông song song với văn hóa xếp hàng, văn hóa xem hoa… mà tôi thấy mọi người từng thảo luận những ngày qua.

CHOI GO ARA (tu_vkh@yahoo.com)

Cám ơn Choi, chúng tôi đang tự thấy xấu hổ

Tôi từng đi Hà Nội chơi vài lần, thú thật tôi cũng có cùng suy nghĩ giống như bạn Choi người Hàn Quốc nhưng cũng giống như nhiều người khác, tôi có nghĩ “chuyện đó có nhà nước lo, mình lo làm gì”. Giờ đọc góp ý của một người nước ngoài, tôi cảm thấy xấu hổ cho suy nghĩ của mình.

Tôi nghĩ không chỉ riêng Hà Nội mà cả TP.HCM và các nơi khác nữa chúng ta phải còn chỉnh đốn nhiều ở mảng văn hóa giao thông. Có những khi tôi bị “buộc” phải vượt đèn đỏ vì không thể chịu nổi tiếng còi inh ỏi và tiếng càm ràm chửi từ phía sau: “Đi đi cho người ta đi”.

Mạc Thị Dung

Tôi biết ơn đóng góp của bạn Cho dành cho đất nước của tôi. Thưa các bạn, chúng ta thường kêu ca những khó khăn do điều kiện khách quan, thiếu công nghệ, thiếu tiền… làm chúng ta không thực hiện được việc này hay việc nọ. Nhưng có nhiều việc chúng ta dư tiềm lực làm để cuộc sống dễ chịu hơn, vui vẻ hơn và xã hội tốt đẹp hơn nhưng chúng ta đã không làm. Thể hiện văn hóa từ tốn, lịch sự và đúng luật trong giao thông, đi lại là một việc như vậy.

Theo bạn Choi Go Ara, bấm còi để biểu hiện sự hối thúc là việc đáng ngạc nhiên thì đối với tôi, bấm còi vô tội vạ là tự hạ thấp nhân cách của mình. Mà lấy nhân cách của mình để đổi lấy vài giây hay nhiều hơn là vài phút nhanh hơn một hành động rõ ràng là sai lầm. Các bạn trẻ ở đất nước này có bận rộn đến vậy không, họ có thật sự tận dụng từng giây phút trong quỹ thời gian của mình không? Tôi rất nghi ngờ câu trả lời có.

Văn hóa trễ hẹn của những người đi làm hay đi dự các buổi tiệc, lướt web và vùi đầu vô game của học sinh hay sinh viên cho thấy mọi người có dư thời gian để lãng phí và “bóp còi” để chen lấn trên đường phố là kém văn hóa hơn vì tiết kiệm thời gian.

Lâm Thanh Hùng

Theo TTO

Hà Nội- thành phố không dành cho trẻ em và người nghèo

1- Con tôi 6 tuổi, hành trình nó đạp xe bên tôi lên Hồ Gươm chẳng khác gì đường xuống địa ngục. Tôi phải chứng kiến quá nhiều sự cố đối với con mình khi nó tham gia giao thông ở một thành phố có rất nhiều khẩu hiệu vang rền nền lẩy về… quyền trẻ em. Từ xe biển xanh 80 của các quan chức cao cấp đến những chiếc ô tô sang trọng của các doanh nghiệp; từ những người rõ ràng là trí thức trẻ đến những bác đã nghỉ hưu trông rất đáng trọng; từ cô gái đang chở con nhỏ đến người buôn rau… ai cũng có quyền cướp đường của cháu. Không thể tưởng tượng được một ý nghĩ: dường như ai cũng có thể bình thản … Chẹt…qua người cháu.

Đã từ lâu bãi Giữa của bố con mình đã chuyển về dưới chân cầu Vĩnh Tuy

2- Từ năm 1983 đến nay, Hà Nội đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để xây 3 cây cầu vượt sông Hồng là Chương Dương, Thanh Trì và Vĩnh Tuy. Cầu Nhật Tân cũng đang gấp rút xây dựng. Đây chính là những chất liệu để các quan chức dễ bề mô tả về thành tựu phát triển kỳ diệu của một thành phố văn hiến. Những người dân nghèo cũng đóng góp tiền thuế để xây cầu. Nhưng khi công trình hoàn thành, họ (những người đi xe đạp và đi bộ…) đều không có quyền được đi qua cầu.

Những người nông dân Gia Lâm, Bát Tràng muốn có con đường ngắn nhất để chuyển những mớ rau, lọ gốm vào thành phố là không thể. Những viên chức nghèo sẽ phải quên đi việc tập thể dục trên những tuyến cầu tạm thời có nhiều gió trong lành này. Những sinh viên nghèo sẽ vẫn mơ ước hát tặng bạn gái lời ca “chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta” như cha anh ngày trước…

Không một khoảng trống đủ cao, lớn nào giành cho những người dân nghèo có thể tạm dừng nghỉ để tự ngắm nhìn lại thành phố của mình sau bao năm vật vã dựng xây. Không một vị thế nào để những người nghèo có cơ may được nhìn xa, rộng hơn rồi suy ngẫm kỹ lưỡng hơn về số kiếp cần lao.

Không ai, kể cả ông chủ tịch được mang danh là kiến trúc sư, nghĩ đến việc thiết kế một hành lang nhỏ để cải thiện một lối đi, chỗ đứng cho người dân HN. Hay là chính quyền thành phố này e sợ điều gì từ những nhu cầu đơn giản, tối thiểu ấy?

Theo Blog Xuân Bình

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả và người đăng

Chùm ảnh này mang tên: Ở đâu không có con người thì đi

Đã từ lâu bãi Giữa của bố con mình đã chuyển về dưới chân cầu Vĩnh TuyĐã từ lâu bãi Giữa của bố con mình đã chuyển về dưới chân cầu Vĩnh Tuy

Bút vẫn thích đi vào những chỗ ... dễ ngãBút vẫn thích đi vào những chỗ … dễ ngã

và lặng lẽ với rieeng mìnhvà lặng lẽ với rieeng mình

Phim đã quên đi kế hoạch "đâm đầu xuống hồ Trúc Bạch để đạp vịt"Phim đã quên đi kế hoạch “đâm đầu xuống hồ Trúc Bạch để đạp vịt”

nào ... tất cả đều truổng cờinào … tất cả đều truổng cời

e

thành phố đã lên đènthành phố đã lên đèn

về thôi không mẹ đợi!

về thôi không mẹ đợi!